Bánh răng được biết đến như là biểu tượng chung của ngành cơ khí, là chi tiết rất phổ biến và rất thông dụng trong cơ khí cũng như ngoài đời thực tế, bánh răng trở nên gần gũi với ngay cả những người chưa từng học về cơ khí bao giờ, những người dân lao động thông thường.

Vì vậy 9 thông số cơ bản của bánh răng sau đây, rất quan trọng và mọi người cần nên biết khi tìm hiểu về bánh răng.

 

1. Vòng đỉnh :

- Vòng đỉnh là đường tròn đi qua đỉnh răng, và kí hiệu là

- Công thức tính:

2. Vòng đáy :

-  Vòng đáy là vòng tròn đi qua đáy răng, và kí hiệu là

- Công thức tính:  

3. Vòng chia ( d ):

- Vòng chia là đường tròn tiếp xúc với 1 đường tròn tương ứng của bánh răng khác khi 2 bánh răng ăn khớp với nhau

- Công thức tính: d = m.Z

4. Số răng ( Z ):

- Z là số răng của bánh răng

- Công thức tính:      Z = d/m

Ngoài ra thì số răng nhỏ nhất Zmin = 17

5. Bước răng ( P ):

- Bước răng là độ dài cung giữa 2 profin của 2 răng kề nhau đo trên vòng chia

- Công thức tính: P = m.π

6. Modun ( m ):

- Modun là thông số quan trọng nhất của bánh răng, tất cả các thông số của bánh răng đều có thể tính toán qua modun của bánh răng

- Công thức tính: m = P/π     và giá trị modun thường từ  0.05 đến 100 mm

Ví dụ modun tiêu chuẩn như

Dãy 1: 1; 1.25; 1.5 ; 2 ; 2.5 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 8 ; 10 ; 12 ; 16 ; 20 ; 25

Dãy 2: 1.125 ; 1.375 ; 1.75 ; 2.25 ; 2.75 ; 3.5 ; 4.5 ; 5.5 ; 7 ; 9 ; 11 ; 14 ; 18 ; 22

Chú ý: Mođun là thông số quan trọng nhất và hai bánh răng muốn ăn khớp với nhau thì Modun phải bằng nhau

7. Chiều cao răng ( h ):

- Chiều cao răng là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng đáy

- Chiều cao đầu răng ha   là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và vong chia

Công thức tính:   ha = m

- Chiều cao chân răng hf   là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và vòng đáy

Công thức tính:  hf  = 1.25m

Vậy chiều cao răng  h = ha  + hf  = 2.25m

8. Chiều dày răng (St ):

- Chiều dày răng là độ dài cung tròn giữa 2 profin của một răng đo trên vòng tròn chia

- Công thức tính: St = P/2 = m/2

9. Chiều rộng rãnh răng ( Ut):

- Chiều rộng rãnh răng là độ dài cung tròn đo trên vòng chia của một rãnh răng

- Công thức tính: Ut= P/2 = m/2

     Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông số quan trọng cấu thành nên 1 bánh răng. Việc hiểu rõ nắm vững và áp dụng đúng trong quá trình thiết kế chế tạo cũng như sửa chữa là rất cần thiết.

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách ghi comment bên dưới bài viết này để mọi người cùng trao đổi và học hỏi

Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

http://cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2021/08/br.jpghttp://cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2021/08/br-150x150.jpgThanhDuyCAD/CAM/CNCKiến thức cơ khíTài liệu MIỄN PHÍ9 thông số cơ bản của bánh răng,bánh răng,bánh răng tiêu chuẩn,cac thong so co ban cua banh rang,cơ khí thanh duy,cokhithanhduy,cokhithanhduy.com,thong so banh rang,thông số cơ bản của bánh răng,tổng hợp các thông số cơ bản của bánh răng
Bánh răng được biết đến như là biểu tượng chung của ngành cơ khí, là chi tiết rất phổ biến và rất thông dụng trong cơ khí cũng như ngoài đời thực tế, bánh răng trở nên gần gũi với ngay cả những người chưa từng học về cơ khí bao giờ,...