Căn cứ vào mức độ tự động hoá các công việc lập trình mà người ta phân biệt hai phương pháp lập trình:

  • Lập trình bằng tay (Lập trình thủ công).
  • Lập trình tự động (Lập trình bằng máy tính).

Đối với những người muốn học lập trình CNC có thể tham khảo qua các tài liệu giúp tự học lập trình CNC

Lập trình bằng tay (Lập trình thủ công)

Khi lập trình bằng tay người lập trình căn cứ vào bản vẽ để nhập các dữ liệu theo các lệnh từ bàn phím vào bộ nhớ của máy. Việc lập trình này tốn nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn khi chi tiết có độ phức tạp cao. Do những nhược điểm trên mà phương pháp này chỉ áp dụng lập trình cho các chi tiết đơn giản hoặc để hiệu chỉnh các chương trình có sẵn. Phương tiện hỗ trợ chủ yếu là các bảng tra cứu hoặc catalô máy, máy tính cá nhân để tính toán các thông số khi lập trình. Lập trình bằng tay đòi hỏi người lập trình ngoài việc làm chủ phương pháp lập trình còn phải có kiến thức về toán học và kiến thức về công nghệ.

lap-trinh-tay
Lập trình bằng máy (Lập trình tự động).

Khi lập trình bằng máy (có máy tính trợ giúp) người lập trình mô tả (khai báo) hình dáng hình học của chi tiết gia công, các quỹ đạo chuyển động của dụng cụ cắt và chức năng của máy theo ngôn ngữ mà máy có thể hiểu được.

 

lap-trinh-mastercam

 

Lập trình bằng máy có ưu điểm là không cần thực hiện các phép tính tay, chỉ  cần truy nhập một số dữ liệu nhưng có thể sản sinh một lượng lớn dữ liệu cho những tính toán cần thiết, đồng thời hạn chế được các lỗi lập trình. Khi lập trình bằng máy, máy tính phải có các chương trình tính toán đặc biệt sau:

  • Chương trình tiền xử lý (Pre pocessor).
  • Chương trình xử lý (Processor).
  • Chương trình hậu xử lý (Postprocessor).

Chương trình xử lý (processor) là chương trình phần mềm thực hiện các tính toán hình học và công nghệ. Người ta gọi các dữ liệu của chương trình xử lý là CLD (Cutter Location Data), các dữ liệu này đưa ra một giải pháp chung mà không phụ thuộc vào máy công cụ CNC nào. CLD có các dữ liệu xác định vị trí dụng cụ cắt. CLD chứa các lệnh ngắn gọn nhất và các mã trong đó không hợp với hệ CNC nào.

Trong phần mô tả hình học của chi tiết như các điểm, đoạn thẳng, cung tròn… còn phần mô tả quá trình gia công như khoan, phay, chế độ cắt, dụng cụ cắt, dung dịch trơn nguội… cả hai việc mô tả trên đây tạo ra một chương trình nguồn. Từ chương trình nguồn này máy tính tạo ra chương trình NC phù hợp với máy CNC nhờ bộ hậu xử lý.

Muốn dùng CLD cho một hệ CNC nào cụ thể phải dùng một chương trình đặc biệt gọi là chương trình hậu xử lý (Postprocessor), có nhiệm vụ dịch chương trình NC dưới dạng CLD thành các mã lệnh để cho hệ CNC có thể hiểu được và thực hiện quá trình điều khiển máy gia công.

Xem thêm bài viết: Cấu tạo máy cnc

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách ghi comment bên dưới bài viết này để mọi người cùng trao đổi và học hỏi

Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

TnutCAD/CAM/CNCcode cnc,lập trình cnc,phay tiện cnc
Căn cứ vào mức độ tự động hoá các công việc lập trình mà người ta phân biệt hai phương pháp lập trình: Lập trình bằng tay (Lập trình thủ công). Lập trình tự động (Lập trình bằng máy tính). Đối với những người muốn học lập trình CNC có...