Hướng dẫn sử dụng đồng hồ so trong gia cơ khí chế tạo máy

Để cùng nhau nghiên cứu và trao đổi về kiến thức cơ khí hãy kết bạn với mình nhé

https://www.facebook.com/thanhduy.cao

Đồng hồ so là thiết bị đo cơ khí được sử dụng rất phổ biến và là dụng cụ không thể thiếu trong gia công cơ khí chế tạo máy.

Về công dụng của đồng hồ so thì được dùng để đo độ thẳng, độ phẳng, độ đảo mặt đầu, đo độ đảo hướng kính của mặt trong, đo độ không song song của rãnh...vv..

1. Cấu tạo của đồng hồ so.    

  • Đồng hồ so gồm có : mặt số, kim, vít hãm, vỏ, vành, tay cầm, kim chỉ số vòng, thanh đo, đầu đo, ống dẫn hướng thanh đo.... và nhiều bộ phận cấu tạo khác. (tham khảo hình bên dưới)

3

3. Cách sử dụng đồng hồ so

  • Cách đặt đồng hồ đo: tùy thuộc vào vị trí của chi tiết đo mà ta tiến hành điều chỉnh vị trí của đồng hồ đo thích hợp, thanh đo cần đặt vuông góc với bề mặt đo.
  • Cách đọc số: số nguyên mm được đọc theo kim chỉ số vòng trên thước nhỏ. Khi kim chỉ được 1 vạch thì thanh đo dịch chuyển 1mm. Phần trăm mm đọc theo kim chỉ trên kích thước lớn.

1

Ngoài ra với loại đồng hồ so điện tử thì giá trị đo được hiện thị ở dạng số trực tiếp và việc đọc giá trị đo trở nên rất đơn giản.

4. Các phương pháp đo khi đo bằng đồng hồ so.

a. Phương pháp đo so sánh:

Được sử dụng phổ biến hơn bởi những lí do sau: Do giới hạn đo của đồng hồ so nhỏ (0÷10 ;0÷5; 0÷2 mm) nên khi đo chi tiết có kích thước giới hạn lớn hơn giới hạn đo của đồng hồ thì ta phải dùng phương pháp đo so sánh với mẫu.

Trong sản xuất hàng khối để tăng tốc độ đo kiểm tra người ta cũng dùng phương pháp đo so sánh.

Cách đo so sánh: Ta kẹp đồng hồ đo trên đế , điều chỉnh theo khối căn mẫu có kích thước bằng kích thước danh nghĩa của chi tiết kiểm tra. Sau đó xác định sai lệch chi tiết tính toán kích thước thực của chi tiết theo dấu và trị số sai lệch.

Ưu điểm của phương pháp này là giảm sai số do điều kiện đo gây ra như :sai số do nhiệt độ, sai số do lực đo, sai số lắp ráp, sai số chế tạo và sai số chủ quan do người quan sát.

b. Phương pháp đo tuyệt đối

Cho đầu đo tiếp xúc với bàn máp, chỉnh đồng hồ đo chỉ số 0 sau đó đưa chi tiết vào đo. Số chỉ đồng hồ sẽ kích thước tuyệt đối của chi tiết.

c. Ví dụ về một số phương pháp đo.

  • Đo Độ đảo là là hiệu số lớn nhất giữa các số chỉ thị của đồng hồ so khi chi tiết quay 1 vòng.
  • Kiểm tra độ không song song: đặt đầu đo lên chi tiết, dịch chuyển chi tiết trên bàn máp, quan sát chỉ số của đồng hồ để xác định độ song song.4

Chú ý: Phải kiểm tra độ ổn định của chỉ số đồng hồ so bằng cách nâng thanh đo thả cho rơi tự do số đọc không được khác nhau quá 0,5 vạch chia.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản nhất về đồng hồ so và cách sử dụng đồng hồ so thiết bị không thể thiếu trong ngành gia công cơ khí.

Cám ơn tất cả các bạn đã ghé thăm blog của mình. Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Có nhiều cống hiến cho đời.

Để cùng nhau nghiên cứu và trao đổi về kiến thức cơ khí hãy kết bạn với mình nhé

https://www.facebook.com/thanhduy.cao

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách ghi comment bên dưới bài viết này để mọi người cùng trao đổi và học hỏi

Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

http://cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2017/09/b.jpghttp://cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2017/09/b-150x150.jpgThanhDuyDung sai - Đo lườngDung sai đo lườngCác phương pháp đo bằng đồng hồ so,Cách sử dụng đồng hồ so,cấu tạo đồng hồ so,đồng hồ so Mitutoyo,gia công cơ khí chính xác,Hướng dẫn sử dụng đồng hồ so,Hướng dẫn sử dụng đồng hồ so trong gia cơ khí chế tạo máy,Mẹo sử dụng đồng hồ so Mitutoyo,Mẹo sử dụng đồng hồ so nhanh nhất
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ so trong gia cơ khí chế tạo máy Để cùng nhau nghiên cứu và trao đổi về kiến thức cơ khí hãy kết bạn với mình nhé https://www.facebook.com/thanhduy.cao Đồng hồ so là thiết bị đo cơ khí được sử dụng rất phổ biến và là dụng cụ...