Hướng dẫn sử dụng thước kẹp và cách đọc thước kẹp, thước cặp - Cokhithanhduy
Nội dung bài viết
Hướng dẫn sử dụng thước kẹp và cách đọc thước kẹp, thước cặp - Cokhithanhduy
Như các bạn đã biết thì thước kẹp hay còn gọi là thước cặp là một loại dụng cụ đo tương đối chính xác, được sử dụng rất nhiều và chủ yếu trong ngành cơ khí chế tạo, nhựa, gỗ, hay nhôm kính.... Đối với một kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp thì việc sử dụng và đọc thước kẹp nó là bản năng rồi, tuy nhiên đối với nhiều bạn sinh viên do điều kiện tiếp xúc thực tế hoặc môi trường tiếp cận còn khó khăn thì không thể tránh khỏi việc chưa hiểu sâu về cách sử dụng và cách đọc của thước kẹp
Xem thêm LINK TẢI phần mềm CAD/CAM/CNC:
- Link tải NX 12 + Full Crack: https://drive.google.com/drive/folders
- Link tải Inventor 2021 + Full Crack: https://drive.google.com/file
- Link tải Solidworks 2021 + Full Crack: https://drive.google.com/file123
Chính vì vậy bài chia sẻ hôm nay mình muốn giới thiệu đến các bạn về tính năng, công dụng cũng như cách sử dụng, cách đọc trị số thước kẹp ( thước cặp).
Trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm, cấu tạo và cách phân loại thước kẹp.
1. Đặc điểm:
Thước cặp là dụng cụ có tính đa dụng ( đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu) phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng, giá thành rẻ…
2. Cấu tạo: 
- Mỏ đo trong
- Mỏ đo ngoài
- Vít khử độ dơ
- Bộ phận di động
- Thước phụ
- Thước chính
- Thân thước
- Thanh đo độ sâu.
3. Phân loại thước kẹp
* Về đặc điểm:
- Thước kẹp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số
- Thước kẹp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí
- Thước kẹp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử
* Về tính chính xác:
- Thước Kẹp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm.
- Thước Kẹp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm.
- Thước Kẹp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm.
4. Cách sử dụng và Phương pháp đo
- Trước khi đo cần kiểm tra thước có chính xác không bằng cách kéo du xích về vị trí 0 ban đầu.
- Kiểm tra bề mặt vật đo có sạch không.
- Khi đo phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với mặt phẳng cần đo.
- Muốn lấy thước ra khỏi vị trí đo thì phải vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
Đo bằng thanh đo sau
5. Cách đọc trị số
- Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước trên thước chính.
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích ( tại phần trùng )
+ Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm “0” trên thanh trượt. Như hình là 45mm.
+ Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. Như hình là 0.25mm.
+ Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau. Gía trị ở trên hình là: 45 + 0.25 = 45.25mm.
Và một số kết quả kiểm tra như sau, các bạn hãy áp dụng xem nhé.
6. Chú ý Cách bảo quản thước kẹp
- Không đo các vật thô, bẩn
- Không được dùng thước đo vật đang quay
- Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo
- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo
- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
- Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào.
- Hằng ngày khi hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ.
Trên đây là tổng hợp tất tần tật các kiến thức về Thước kẹp ( thước cặp) và đặc biệt là hướng dẫn chi tiết cụ thể về cách sử dụng và cách đo, cách đọc trị số. Cảm ơn các bạn quan tâm chia sẻ.
Để cùng nhau nghiên cứu và trao đổi về kiến thức cơ khí hãy kết bạn với mình nhé
https://www.facebook.com/thanhduy.cao
Chúc các bạn thành thạo về cách đo và cách sử dụng thước Kẹp hiệu quả nhất.
Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"
Kích thước của hình trên phải là 45,25mm chứ. Nhìn sơ qua là nó không thể là 45,5mm được. Admin xem lại nhé!
Nhờ tác giả viết thêm bài cho thước góc nữa đi ạ. Cảm ơn tác giả.
Cảm ơn bạn