Xin chào các bạn !

Ở nước ta trong những năm gần đây việc nghiên cứu, tìm hiểu về khoan gia công lỗ sâu đã được chú trọng do ứng dụng của khoan lỗ sau ngày càng mở rộng không chỉ trong  ngành kĩ thuật cơ khí  mà còn sang cả  công nghiệp quân sự quốc phòng, công nghiệp dân sinh như công nghiệp đóng tàu, khuôn mẫu, thuỷ lực, máy nâng chuyển .Do vậy, nghiên cứu cơ bản về công nghệ gia công lỗ sâu như nghiên cứu giải quyết các bài toán phát sinh từ thực tế sản xuất là vô cùng cần thiết đối với các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này . Bài viết hôm nay cùng cokhithanhduy tìm hiểu tổng quan về công nghệ gia công lỗ sâu trong ngành cơ khí nhé !

1. Lỗ sâu là gì ?

- Lỗ sâu là những lỗ có tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính l/d >= 5 .

- Thực tế chúng ta gặp nhiều lỗ sâu như: xi lanh thủy lực, nòng súng pháo… Ở các chi tiết này, thường tỷ lệ trên vượt xa so với quy ước, với các loại xi lanh thủy lực hay các nòng súng bộ binh tỷ lệ trên là 15 đến 20 lần, còn với các loại pháo cỡ lớn tỷ lệ trên lên đến 60 thậm trí 70 lần.

- Cũng do tính chất giống nhau khi gia công nòng súng và gia công các lỗ sâu khác nên trong ngành cơ khí nhiều khi thuật ngữ  “khoan nòng súng” được dùng để chỉ chung cho phương pháp gia công lỗ sâu và các dụng cụ chuyên dùng để khoan lỗ sâu cũng được gọi là dao khoan nòng súng.

2. Những vấn đề khó khăn khi gia công lỗ sâu

Lỗ sâu thường có hình dáng không quá phức tạp nhưng yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi khá cao, do vậy công nghệ gia công lỗ sâu là một công nghệ khó, có nhiều đặc điểm riêng và khác biệt so với lỗ thông thường, công nghệ gia công lỗ sâu cần trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và chế độ gia công đặc biệt. Những khó khăn trong gia công lỗ sâu là:

- Khó tạo ra phoi cắt.
– Khó  thoát phoi ra khỏi vùng cắt và thoát phoi ra khỏi lỗ.
– Khó bôi trơn và làm nguội dụng cụ cắt.0
– Khó bảo đảm độ cứng vững,tránh rung động của hệ thống công nghệ nên khó bảo đảm độ thẳng theo yêu cầu và vị trí đúng đắn của tâm lỗ gia công.
– Khó theo dõi kiểm tra chất lượng bề mặt gia công và sự làm việc của dụng cụ,đặc biệt là bảo đảm độ bền mòn của dụng cụ cắt trong suốt quá trình làm việc.

3. Các phương pháp gia công lỗ sâu

- Gia công cắt gọt là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả. Lỗ sâu được tạo thành từ phôi thanh bằng các phương pháp khoan sâu để cắt đi phần kim loại dư.Để gia công lỗ sâu chính xác, tùy theo phôi có dạng trục đặc hay trục rỗng mà những nguyên công cơ bản phải tiến hành là: khoan, khoét thô, khoét tinh và các nguyên công gia công lần cuối như: khoét mỏng, doa, mài khôn, đánh bóng, trượt ép, lăn ép…

                                      Mũi khoan lỗ sâu

- Gia công điện hóa là dựa trên nguyên lý ăn mòn điện cực dương trong dung dịch điện phân khi có dòng điện đi qua. Phương pháp này ít dùng do trang bị công nghệ phức tạp, khó sử dụng, chủ yếu để gia công vật liệu khó gia công và có chiều sâu không lớn.

- Gia công biến dạng dẻo thực chất đây là quá trình rèn khuôn, dựa trên cơ sở biến dạng dẻo của kim loại, kim loại được gia nhiệt đến nhiệt độ rèn, sau đó dàn đều kim loại trên lõi bằng rèn, đạt yêu cầu kỹ thuật cao. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các lỗ có đường kính không lớn cho độ chính xác cao nhưng yêu cầu trang bị công nghệ phức tạp.

4. Yêu cầu đảm bảo độ cứng vững khi gia công lỗ sâu

Quá trình gia công lỗ sâu,các trang thiết bị đều có chiều dài lớn,việc bảo đảm độ cứng vững sẽ hạn chế đáng kể sai số gia công
- Chiều dài phôi lớn dễ bị võng,kém ổn định
- Băng máy nhiều khi phải ghép ,khe hở xuất hiện làm rung động trong quá trình cắt gọt
- Cán dụng cụ được nối dài,trong khi đi sâu vào lỗ dễ cong vênh do rung động
Vì vậy đây là vấn đề lớn trong quá trình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và phải được chuẩn bị từ trước khi gia công
- sử dụng các cơ cấu làm tăng độ cứng của hệ thống ( luynét tĩnh, luynét động…)
- Chọn vật liệu và quy trình nhiệt luyện hợp lí
- Đảm bảo độ đồng tâm giữa lỗ chi tiết và đường tâm máy chắc chắn phải được bằng việc rà tròn và điều chỉnh. Độ đồng tâm giữa tâm lỗ chi tiết và tâm đầu dao cũng phải được đảm bảo nhờ các dẫn hướng lắp trên đầu dao,bản thân các dẫn hướng phải đảm bảo cong, tròn đều trên toàn chiều dài của nó (đạt được nhờ mài).
- Nguyên công mài khôn, đầu khôn phải tự lựa thông qua khớp nối ( khớp cầu, khớp các đăng) giữa đầu khôn và cán nối dài.

Trên đây là tổng quan về công nghệ gia công lỗ sâu trong ngành cơ khí .Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm  tổng quan về công nghệ gia công lỗ sâu trong ngành cơ khí và áp dụng tốt vào thực tiễn sản xuất . Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết. Nếu bạn nào có đóng ghóp hay những kinh nghiệm về cơ khí, cơ điện tử cần chia sẻ tới mọi người xin gửi về email : cokhithanhduy@gmail.com.

Hẹn gặp các bạn ở các bài viết sau, và đừng quên để lại một like để ủng hộ cokhithanhduy nhé !

Tuấn Anh.

Tuan AnhGia công cơ khíGia công Khoan-Khoét-Doa-TaroKiến thức cơ khíCác phương pháp gia công lỗ sâu,Tổng quan về công nghệ khoan lỗ sâu,Yêu cầu về độ cứng vững khi gia công lỗ sâu
Xin chào các bạn ! Ở nước ta trong những năm gần đây việc nghiên cứu, tìm hiểu về khoan gia công lỗ sâu đã được chú trọng do ứng dụng của khoan lỗ sau ngày càng mở rộng không chỉ trong  ngành kĩ thuật cơ khí  mà còn sang...