Xin chào!

Hôm nay mình xin chia sẻ tổng hợp kí hiệu mác vật liệu Sắt Thép theo tiêu chuẩn JIS | Tiêu chuẩn Nhật Bản

Trong công nghệ chế tạo máy để lựa chọn được các vật liệu phù hợp với công dụng yêu cầu thì chúng ta phải hiểu về kí hiệu các mác vật liệu Sắt Thép và quy luật chung hình thành nên cách quy ước đặt tên vật liệu và các thông số đặc trưng của nó.

Sau đây mình xin giới thiệu về cách kí hiệu và quy ước mác vật liệu sắt Thép trong tiêu chuẩn JIS, tiêu chuẩn của Nhật Bản (Japanese Industrial Standards) dựa trên kinh nghiệm thực tế của tôi trong quá trình công tác và làm việc.

Trước tiên, phải thừa nhận rằng hiện nay tiêu chuẩn JIS ngày càng phổ biến với ngành cơ khí nói chung và ngành công nghệ chế tạo máy nói riêng.

Vì vậy biết và hiểu về tiêu chuẩn JIS, tiêu chuẩn Nhật bản là một lợi thế với bất kì ai, vậy làm cách nào để hiểu và nhớ hoàn toàn một cách rất đơn giản về quy ước kí hiệu mác vật liệu sắt thép trong tiêu chuẩn JIS, điều này thật sự không hề dễ dàng, và đương nhiên sự nhấm lẫn giữa các mác vật liệu là không thể tránh khỏi

Chính vì vậy, hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn toàn bộ quy chuẩn quy ước mác vật liệu sắt thép mà tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và tổng hợp lại một cách đơn giản và dễ nhớ nhất.

1. Kí hiệu chung vật liệu Sắt thép

Nhìn chung tiêu chuẩn JIS là giống so với tiêu chuẩn quốc tế, và tất cả Mác vật liệu sắt thép đều bắt đầu chữ S ( Steel). Và được cấu thành từ 3 thành phần chính như sau:

P1____P2____P3

Ví dụ: SS500, hay SK5

Trong đó:

+ Phần 1 (P1): Biểu thị vật liệubằng cách sử dụng chữ cái đầu tiên của tiếng anh hoặc chữ Latin hoặc kí hiệu nguyên tố. Chính vì vậy Vật liệu sắt thép bắt đầu với chữ S( Steel) hoạc F ( Ferrum)

+ Phần 2 (P2): Biểu thị tên sản phẩm bằng cách kết hợ chữ cái đầu tiên của tiếng anh hay chữ Latin và kí hiệu biểu thị chủng loại theo hình dạng hoặc mục đích sử dụng như: tấm, thanh, ống , sản phẩm đúc rèn, nên sau chữ S, hoặc F thường là một số kí hiệu sau:

  • P: Plate( tấm)
  • T: Tube( ống)
  • K: Công cụ
  • W: Wire
  • U: Use (ứng dụng đặt biệt)
  • C: Casting (thép đúc)
  • F: Forging (Rèn)
  • S: Structure ( Kết cấu)

Ví dụ cụ thể:  SS400, SS500

Trường hợp ngoại lệ, thép hợp kim dùng cho kết cấu máy( như thép Crom, Niken), có thêm kí hiệu nguyên tố hợp kim, ví dụ: SNC  ( thép Niken Crom )

+ Phần 3 (P3): Chỉ ra chữ số kí hiệu chủng loại của Vật Liệu, độ bền kéo hoặc sức bền tối thiểu.

Tuy nhiên thép sử dụng cho kết cấu máy sẽ biểu thị bằng cách kết hợp mã số lượng nguyên tố hợp kim chính và lượng cacbon

2. Bảng thông số chính về quy ước cách đặt tên và cách đọc vật liệu Sắt thép

Bảng 1: Tên nguyên tố và cách gọi tên khi kết hợp với các nguyên tố khác

Tên Nguyên tố Kí hiệu đơn thể Kí hiệu khi kết hợ với nguyên tốt khác
Mangan Mn Mn
Crom Cr C
Molypden Mo M
Niken Ni N
Nhôm Al A
Boron Bo B

Bảng2: Bảng kí hiệu nguyên tố hợp kim chủ yếu:

Phân Loại Kí hiệu
Thép Cacbon SxxC
Thép Bo SBo
Thép Mangan SMn
Thép Mangan Bo SMnB
Thép Mangan Crom SMnC
Thép Mangan Crom Bo SMnCB
Thép Crom SCr
Thép Crom Bo SCrB
Thép Crom Molypden SCM
Thép Niken Crom SNC

Như vậy dựa vào quy tắc ở Bảng 1, chúng ta hoàn toàn có thể đọc tên được các nguyên tố cấu thành nên Hợp Kim một cách rất đơn giản và dễ nhớ

Bảng 3: Kí hiệu và Phân Loại thép không rỉ

Phân Loại Loại thép tiêu biểu Kí hiệu thành phần
Hệ austenis SUS304 18Cr-8Ni
Hệ Ferit SUS430 18Cr
Hệ Mactenxit SUS440C 18Cr-1C
Hệ Biến cứng phân tán SUS630 17Cr—4Ni-4Cu-Nb

 

Bảng 4: Bảng Tổng hợp và Phân loại Vật liệu sắt thép chính, thông dụng nhất

Vật liệu Phân Loại Kí hiệu
 

 

 

 

Thép

 

 

Thép Cacbon

 

Thép thông thường SPHC, SPCC, SS,M SW
Thép kết cấu máy S45C, STKM
Thép công cụ SK
Thép làm vật liệu cho loxo SWP, SWRH
 

 

 

Thép Hợp Kim

Kết cấu máy SCr, SCM, SNCM
Thép không rỉ SUS………
Thép chịu nhiệt SUH
Thép Loxo SUP
Thép ổ trục SUJ
Thép công cụ SKD, SKS,SKH
Thép dễ gia công

 

SUM, S45CF

 

Như vậy, mình đã giới thiệu đến các bạn kí hiệu và quy ước trong kí hiệu các mác vật liệu sắt thép theo tiêu chuẩn JIS, Tiêu chuẩn Nhật Bản.

Trên đây là những kiến thức thực tế trong quá trình làm việc tích lũy lại, mong các bạn góp ý để bài viết được hoàn thiện đầy đủ hơn và hay hơn,  hy vọng giúp ích  được cho các bạn về quy chuẩn quy ước kí hiệu mác vật liệu sắt thép một cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất có thể.

Với sở thích và đam mê xây dựng một cộng đồng chia sẻ tất cả kinh nghiệm, kiến thức cơ khí với mục tiêu mọi người cùng trao đổi, cùng học hỏi để cùng thành công. Chúc các bạn vui vẻ

Hãy cùng tham gia với chúng tôi để cập nhật bài tiếp theo: “ Phần 2 của Kí hiệu mác vật liệu sắt théptheo tiêu chuẩn JIS” và nhiều chia sẻ hơn nữa về kiến thức và kinh nghiệm cơ khí chế tạo máy.

Chúc các bạn hiểu thành thạo về ký hiệu các Mác thép theo tiêu chuẩn nhật bản( JIS).

Cám ơn tất cả các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy chia sẻ nếu bài viết có thể giúp được nhiều người nhé
Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúcCó nhiều cống hiến cho sự nghiệp Cơ Khí Việt Nam.
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách ghi comment bên dưới bài viết này để mọi người cùng trao đổi và học hỏi

Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

 

http://cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2016/11/TC-1024x576.jpghttp://cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2016/11/TC-150x150.jpgThanhDuyChi Tiết MáyDung sai đo lườngKiến thức cơ khíTài liệu MIỄN PHÍký hiệu mác vật liệu,ký hiệu mác vật liệu tiêu chuẩn nhật bản,mác vật liệu,mác vật liệu sắt thép,quy ước mác vật liệu tiêu chuẩn JIS,tiêu chuẩn jis,tiêu chuẩn nhật bản
Xin chào! Hôm nay mình xin chia sẻ tổng hợp kí hiệu mác vật liệu Sắt Thép theo tiêu chuẩn JIS | Tiêu chuẩn Nhật Bản Trong công nghệ chế tạo máy để lựa chọn được các vật liệu phù hợp với công dụng yêu cầu thì chúng ta phải hiểu...